15 March, 2019

Top sản phẩm biến động doanh số “mùa” COVID-19

By vanda-4420 Views-No Comment

Những mặt hàng nào vẫn đang tăng trưởng doanh số, và ngược lại, mặt hàng nào đang sụt giảm nhanh chóng? Stackline đã thu thập thông tin và lập danh sách TOP 100 sản phẩm/ mặt hàng có biến động doanh số (tăng/ giảm) lớn trong mùa dịch tại Mỹ.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia đã ban hành chính sách hạn chế giao thương, giãn cách xã hội. Thời gian qua, những chính sách này đã tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, đặc biệt trong đó có thương mại điện tử. Người tiêu dùng không chỉ mua sắm “online” nhiều hơn mà hành vi mua sắm của họ cũng thay đổi rõ rệt.

1. Biến động doanh số sau khi bùng phát đại dịch COVID-19

Trong số những sản phẩm có doanh số tăng trưởng mạnh có thể kể đến như:

  • Tăng trưởng 670%: Găng tay dùng một lần
  • Tăng trưởng 652%: Máy làm bánh mỳ
  • Tăng trưởng 535%: Thuốc ho, cảm lạnh
  • Tăng trưởng 397%: Các loại Súp
  • Tăng trưởng 386%: Các loại hạt, gạo

Bên cạnh đó, cũng có những sản phẩm bị sụt giảm doanh số do ảnh hưởng từ COVID-19

  • Giảm 77%: Vali, hành lý
  • Giảm 77%: Cặp tài liệu
  • Giảm 64%: Máy ảnh
  • Giảm 64%: Đồ bơi nam
  • Giảm 63%: Đồ dùng cho cô dâu

SEONGON xin được gửi tới bạn Báo cáo tổng hợp doanh số các sản phẩm bán ra tại các sàn thương mại điện tử trên toàn nước Mỹ.

Có thể chia ra hai danh sách gồm: 100 sản phẩm tăng trưởng nhanh chóng và 100 sản phẩm sụt giảm nhanh chóng.

1.1. Danh sách 100 sản phẩm tăng doanh số

Theo Stackline.com, bên cạnh mặt hàng nhu yếu phẩm như giấy vệ sinhthực phẩm đóng hộp…, sản phẩm phục vụ cho các hoạt động tại nhà (giải trívui chơi, thậm chí là làm việc) cũng tăng doanh số khá nhanh. Trong đó, có thể kể đến như tạ tập thể hình (307%), phụ kiện thể dục (170%) và dụng cụ tập yoga (154%). Bởi vào thời gian này, mọi hoạt động của phòng tập Gym, Fitness hay Yoga đều được yêu cầu đóng cửa nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, nhu cầu cải thiện sức khoẻ cùng với việc có thời gian cho bản thân nhiều hơn cũng khiến họ lựa chọn các sản phẩm trên.

Khái niệm làm việc tại nhà (work from home) đã không còn xa lạ, nhiều công ty đã tổ chức cho nhân viên làm việc tại nhà. Chính điều này đã thúc đẩy nhu cầu về màn hình máy tínhbàn phímchuột, và bànghế văn phòng khi mọi người mong muốn có được một không gian làm việc tại nhà hoàn chỉnh.

Nguồn Stackline.com

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã khiến cho các trung tâm mua sắm, siêu thị trở nên im ắng trên toàn châu Á, đặc biệt tại các quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc – nơi sự lây lan của virus trở nên khó kiểm soát. Vì vậy, mua sắm online dần trở thành một sự lựa chọn tất yếu.

1.2. Danh sách 100 sản phẩm suy giảm doanh số nhanh chóng

Ngoại trừ những tuần đầu tiên khi người tiêu dùng tích trữ giấy vệ sinh, mì ăn liền và gạo tại siêu thị, thì thời gian sau, hầu hết đều lựa chọn tránh các khu vực đông người và trì hoãn mua sắm những sản phẩm không cần thiết, phục vụ kế hoạch đi du lịch, các sở thích cá nhân.

Nguồn Stackline.com

Rõ ràng, vào khoảng thời gian này, hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã hoàn toàn thay đổi. Các loại nhu yếu phẩm hoặc mặt hàng đáp ứng cho thời gian ở nhà, trải nghiệm cùng gia đình sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn những mặt hàng dành cho du lịchthời trang hoặc giải trí bên ngoài.

Hầu hết các hoạt động ngoài trời, chuyến đi dã ngoại đều được hoãn lại, khiến cho doanh số sản phẩm valihành lýtúi xách sụt giảm với con số đáng kể 77%. Thậm chí, trang phục cô dâu và lễ phục cho nam giới cũng giảm doanh số do nhiều cặp đôi phải huỷ bỏ hoặc hoãn đám cưới của mình.

Nhu cầu tập luyện tại nhà tăng kết hợp với các hoạt động ngoài trời bị hạn chế khiến cho dụng cụ cho các môn thể thao ngoài trời cũng suy giảm như đồ bơi nam (-64%), dụng cụ lặn (-56%), đồ dùng cắm trại (-39%)…

2. Dự đoán tỷ trọng tăng trưởng của các ngành hàng trong thời gian tới

Đại dịch bùng phát và kéo dài khiến cho nền kinh tế hoàn toàn thay đổi. Hãy cùng SEONGON dự đoán sự phát triển của một số mặt hàng trong thời gian tới.

Một nguồn báo cáo khác cũng dự báo, trong thời gian tới ngành hàng về sức khoẻ, đồ ăn take-away hay các phương tiện truyền thông, giải trí sẽ có sức tăng trưởng mạnh mẽ nhất kể từ khi bùng phát dịch, đặc biệt là ngành thực phẩm. Trong khi đó, những mặt hàng như đồ nội thấttrang trí nhà cửađồ dùng làm vườn đã tăng nhưng bắt đầu có xu hướng giảm trong vòng một tháng tới.

Tỷ trọng tiêu dùng dự kiến trong 1 tháng tới.

Một số mặt hàng sẽ phải đối mặt với vấn đề doanh số tiếp tục giảm mạnh như du lịchvận tảidịch vụ vui chơi hay các sản phẩm chơi thể thao.

Một điểm sáng khác cho ngành điện tử/ viễn thôngthời trangmỹ phẩm/ đồ trang điểm hay các sản phẩm phục vụ sở thíchthú cưng đã giảm trong thời điểm đầu dịch nhưng đang dần có dấu hiệu tăng trở lại.

Bạn có thể xem thêm: Xu hướng tìm kiếm trên Google trong bối cảnh dịch COVID-19 và sự tác động đến các ngành nghề kinh doanh

3. Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Không nằm ngoài xu thế với thế giới, thương mại điện tử tại Việt Nam cũng đang trên đà phát triển khá nhanh. Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cho biết: “Khi nhiều người hạn chế đi siêu thị, trung tâm mua sắm để tránh nhiễm virus thì mua sắm trực tuyến trở thành cách hữu hiệu nhất để mua được những thứ họ cần”.

Một trong số những thương hiệu bán lẻ tại Việt Nam – Saigon Co.op cho biết, các đơn đặt hàng qua điện thoại, website của họ tăng gấp 10 lần so với ngày thường.

Trang thương mại điện tử Tiki cũng báo cáo sự tăng trưởng doanh số trong hai tháng đầu năm, đặc biệt với mặt hàng khẩu trang, khăn giấy ướt và máy lọc không khí. “Khi cao điểm, chúng tôi tiếp nhận từ 3.000-4.000 đơn hàng mỗi phút, hàng hoá cần bổ sung liên tục” – đại diện Tiki chia sẻ.

ShopeeLazada cũng bổ sung thêm mặt hàng nhu yếu phẩm, như: gạo, thực phẩm khô và thực phẩm đóng hộp để đáp ứng nhu cầu gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh.

Như Darwin đã nói: “Sống sót sau cùng không phải là người mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là người dễ thích nghi nhất để thay đổi”, bên cạnh việc tiếp tục đối mặt với nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho mình những kế hoạch phát triển thời khủng hoảng. Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, hãy thích ứng với hành vi khách hàng mới, “nếu bạn là chủ cửa hàng vật liệu xây dựng, hãy bắt đầu bán những sản phẩm của mình trực tuyến, nếu bạn là chủ của một nhà hàng, hãy chuẩn bị hệ thống đặt và giao hàng trực tuyến…” – Google.

Quan trọng nhất là có mặt bất cứ nơi nào khách hàng cần.

Nguồn: Google

Leave a Comment